![Sự hòa quyện giữa thương mại điện tử và thương mại xã hội tại Đông Nam Á](https://quangcaodantri.vn/wp-content/uploads/2025/02/A42_Social-commerce-3_1710211391-420x280.jpg)
Sự hòa quyện giữa thương mại điện tử và thương mại xã hội tại Đông Nam Á
Thương mại xã hội: Tập hợp con của thương mại điện tử
Thương mại điện tử (E-commerce) là các giao dịch diễn ra trên nền tảng số. Thương mại xã hội (social-commerce) là tập hợp con của E-commerce, được định nghĩa là hình thức thương mại được hỗ trợ bởi tính xác thực và lòng tin mà các kết nối xã hội cung cấp.
Điểm khác biệt của thương mại xã hội
Điểm khác biệt của social-commerce với các hình thức E-commerce khác nằm ở tính xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với:
- Sự đa dạng và tùy biến của sản phẩm
- Cảm giác kết nối và tin tưởng cộng đồng
- Sự tiện lợi
- Trải nghiệm mặc cả tương tự như mua hàng ngoại tuyến
- Trải nghiệm mua sắm thú vị và hấp dẫn
Sự phát triển của thương mại xã hội
Thương mại xã hội phát triển tại điểm giao giữa E-commerce và mạng xã hội, khi các nền tảng MXH và TMĐT truyền thống kết nối với nhau thông qua các “siêu ứng dụng”. Sự năng động này được thúc đẩy bởi:
- Các nền tảng MXH xây dựng các tính năng thương mại
- Các nền tảng TMĐT xây dựng các tính năng xã hội
- Người tiêu dùng tìm kiếm những cách thức mua sắm trực tuyến mang tính giải trí, đáng tin cậy và dễ dàng hơn
4 nguyên mẫu của thương mại xã hội tại Đông Nam Á
Có 4 nguyên mẫu chính của social-commerce tại Đông Nam Á:
1. Bán hàng trên MXH (social platform selling)
Mua sắm trực tuyến trên chính nền tảng MXH, nơi các bước quan trọng để hoàn thành đơn hàng diễn ra trực tiếp trên đó. Ví dụ: Bán hàng trên TikTok Shop.
2. Bán hàng livestream (liveselling)
Giao dịch hàng hóa diễn ra trực tiếp trong phiên livestream. Ví dụ: UNIQLO Thái Lan sử dụng livestream bán hàng trên Facebook.
3. Thương mại giao tiếp (conversational commerce)
Thúc đẩy giao dịch thông qua các tin nhắn trên các nền tảng nhắn tin. Ví dụ: Bake It Batter sử dụng thương mại giao tiếp trên Instagram và WhatsApp.
4. Mua theo hội nhóm (community group buying)
Tập hợp người mua cá nhân thành nhóm để nhận được ưu đãi tốt hơn. Ví dụ: Đối tác của Mio quảng bá các ưu đãi thông qua MXH, sau đó tổng hợp và quản lý đơn đặt hàng thông qua ứng dụng Mio Partners.
Kết luận
Thương mại xã hội tại Đông Nam Á tập trung vào việc xây dựng lòng tin, mức độ quen thuộc và tính kết nối giữa người bán và khách hàng. Yếu tố dịch vụ, bao gồm các ưu đãi hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng nhất trong sự thành công của social-commerce hiện nay.