0945540303
Trang chủ » Tin tức » Bí quyết đặt tên thương hiệu ấn tượng và dễ nhớ

Bí quyết đặt tên thương hiệu ấn tượng và dễ nhớ

 Bí quyết đặt tên thương hiệu ấn tượng và dễ nhớ

1. Phương pháp mô tả (descriptive)

Phương pháp này sử dụng các từ ngữ mô tả đặc điểm hoặc công dụng của sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ: 7-Eleven (cửa hàng tiện lợi mở cửa từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm), General Motors (công ty sản xuất xe hơi thông dụng). Ưu điểm: Dễ dàng truyền đạt ý nghĩa sản phẩm đến người tiêu dùng. Nhược điểm: Khó đăng ký bản quyền vì dễ trùng lặp với các tên gọi tương tự.

2. Phương pháp khơi gợi (evocative)

 Bí quyết đặt tên thương hiệu ấn tượng và dễ nhớ

Phương pháp này đặt tên thương hiệu nhằm gợi lên cảm xúc, định vị hoặc câu chuyện của thương hiệu. Ví dụ: Nike (nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp, gợi lên sự mạnh mẽ và chiến thắng). Ưu điểm: Tạo sự liên kết với thương hiệu, giúp khách hàng dễ liên tưởng đến đặc tính sản phẩm. Nhược điểm: Cũng dễ trùng lặp với các tên gọi đã được đăng ký bản quyền.

3. Chơi chữ (lexica)

 Bí quyết đặt tên thương hiệu ấn tượng và dễ nhớ

Phương pháp này sử dụng các từ ghép, từ láy, từ tượng thanh, từ nước ngoài để tạo ra tên thương hiệu độc đáo. Ví dụ: UNIQLO (UNIQUE + CLOTHES), Redbull (“bò húc” – sự đối lập giữa màu đỏ và hình ảnh con bò). Ưu điểm: Dễ nhớ, gợi hình ảnh nhất định, ít nhược điểm.

4. Sáng tạo mới (invented)

 Bí quyết đặt tên thương hiệu ấn tượng và dễ nhớ

Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật ghép từ, thêm/bớt từ ngữ hoặc viết lệch chữ để tạo ra từ mới. Ví dụ: Kleenex (clean), Pinterest (interest + “p”), Skype (sky + peer-to-peer). Ưu điểm: Tạo sự khác biệt, dễ đăng ký bản quyền. Nhược điểm: Cần cẩn thận để tránh tên thương hiệu vô nghĩa hoặc ngớ ngẩn.

5. Nguồn gốc (origins)

 Bí quyết đặt tên thương hiệu ấn tượng và dễ nhớ

Phương pháp này dựa trên nguồn gốc của sản phẩm hoặc tên của người sáng lập. Ví dụ: Honda (Soichiro Honda), Walt Disney (Walter Elias Disney). Ưu điểm: Độc quyền tên thương hiệu, dễ bảo vệ bản quyền. Nhược điểm: Thương hiệu gắn chặt với người sáng lập, gây khó khăn khi chuyển giao doanh nghiệp.

6. Ngẫu hứng (arbitrary)

Phương pháp này đặt tên thương hiệu một cách ngẫu hứng hoặc trừu tượng, không liên quan đến sản phẩm hay thị trường. Ví dụ: Rolex (theo lời kể của người sáng lập Hans Wilsdorf). Ưu điểm: Dễ dàng đăng ký bản quyền. Nhược điểm: Yêu cầu sự sáng tạo cao, tên thương hiệu có thể xa lạ với người tiêu dùng, tốn nhiều công sức xây dựng thương hiệu.

Nguồn: brandsvietnam.com