Xu hướng thương mại điện tử B2B năm 2023: 10 cách nâng cao trải nghiệm khách hàng
- Tối ưu hóa nội dung trên các thiết bị di động
Ngày nay, điện thoại thông minh là phương tiện chính mà người dùng sử dụng để truy cập các trang thương mại điện tử. Tối ưu hóa trang web của bạn để nâng cao trải nghiệm sử dụng trên thiết bị di động sẽ giúp tỷ lệ thoát trang thấp hơn, đồng nghĩa với việc sẽ có ít giỏ hàng bị “bỏ rơi” hay “lãng quên” hơn.
- Đem lại trải nghiệm mua sắm mới cho khách hàng với social commerce
- Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến
- Bán hàng đa kênh (Omnichannel) sẽ giúp tăng trưởng doanh số
- Tích hợp công cụ giúp tự động hóa hoạt động bán hàng
/ol>
Social commerce liên kết người dùng sử dụng mạng xã hội với các trang thương mại điện tử. Người dùng có thể mua sản phẩm trực tiếp từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, TikTok và Facebook. Để bắt kịp xu hướng này, doanh nghiệp nên chắc chắn rằng chiến lược phát triển kênh thương mại điện tử của mình đã bao gồm mục tối ưu hóa thương mại xã hội.
Khách hàng muốn có trải nghiệm mua sắm trực tuyến được cá nhân hóa hơn. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần gợi ý cho khách hàng những sản phẩm có liên quan tới sản phẩm mà họ vừa mua. Trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa giúp khách hàng cảm thấy thích thú và vui vẻ hơn, qua đó tăng tỷ lệ quay lại mua hàng của họ.
Bán hàng đa kênh (Omnichannel) cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm “liền mạch” trên nhiều kênh. Omnichannel giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng kết nối với khách hàng và thúc đẩy lòng trung thành, từ đó gia tăng doanh số.
Các công cụ thương mại điện tử phù hợp, chẳng hạn như công cụ xây dựng trang web toàn diện hay phần mềm tạo giỏ hàng, có thể giúp doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ tốn thời gian, qua đó giải phóng thời gian của doanh nghiệp để tập trung vào chiến lược khác. Các công cụ thương mại điện tử bao gồm:
- Mẫu cửa hàng trực tuyến
- Công cụ phân tích
- Công cụ vận hành các hoạt động hàng ngày
- Công cụ tiếp thị
Các công cụ hỗ trợ dịch vụ khách hàng
Dữ liệu khám phá sản phẩm (Product Discovery) sẽ có vai trò quan trọng hơn
Phần mềm quản lý thông tin sản phẩm (PIM) giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập, quản lý và phân phối thông tin sản phẩm trên nhiều kênh. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể phục vụ các chiến lược bán hàng và tiếp thị thương mại điện tử của mình cho đúng đối tượng, trên đúng kênh, vào đúng thời điểm.