0945540303
Trang chủ » Tin tức » Kinh tế số Đông Nam Á: Việt Nam dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất

Kinh tế số Đông Nam Á: Việt Nam dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất

 Kinh tế số Đông Nam Á: Việt Nam dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất

Thương mại điện tử bùng nổ

Thương mại điện tử là đầu tàu của nền kinh tế số Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự gia tăng người dùng kỹ thuật số và sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến. 90% người tiêu dùng kỹ thuật số dự định duy trì hoặc tăng cường sử dụng các nền tảng thương mại điện tử trong 12 tháng tới.

Dịch vụ tài chính kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ

Các dịch vụ tài chính kỹ thuật số (DFS) tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, với lĩnh vực “Cho vay kỹ thuật số” đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) nhanh nhất ở mức 114%. Lĩnh vực “Đầu tư” cũng dự kiến sẽ có bước nhảy vọt lớn nhất vào năm 2025 với mức hơn 106% CAGR.

Việt Nam là điểm nóng của quỹ đầu tư mạo hiểm

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á trong thị trường tăng trưởng dài hạn của các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) với 83% quỹ đầu tư mạo hiểm kỳ vọng hoạt động thương vụ tại Việt Nam tăng trưởng trong dài hạn. Sự hấp dẫn của Việt Nam đối v Kinh tế số Đông Nam Á: Việt Nam dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng nhanh nhấtới các nhà đầu tư mạo hiểm là nhờ lực lượng lao động công nghệ chất lượng cao, sự thâm nhập ngày càng tăng của dịch vụ số hóa ở các khu vực thành thị và nông thôn.

Chiến lược tương tác khách hàng chuyển đổi

Với việc áp dụng kỹ số trở nên bình thường hóa, các doanh nghiệp kỹ thuật số đang chuyển đổi chiến lược từ thu hút khách hàng mới sang tương tác sâu hơn với khách hàng hiện tại. Điều này bao gồm tăng tần suất, giá trị và lòng trung thành của khách hàng. Người bán cũng đang cải thiện lợi nhuận bằng cách cắt giảm các chương trình khuyến mãi và chiết khấu, chuyển hướng sang kiếm tiền từ các dịch vụ giá trị gia tăng.

Các ngành theo ba đường xu hướng tăng trưởng riêng biệt

  • Dạng chữ S: Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ, với mức tăng trưởng 16% tổng giá trị hàng hóa.
  • Quay trở lại đường xu hướng: Tốc độ tăng trưởng của các lĩnh vực như “Giao đồ ăn” và “Truyền thông trực tuyến” đang chậm lại sau thời kỳ cao điểm của đại dịch.
  • Dạng chữ U: Lĩnh vực vận tải và du lịch trực tuyến dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ, với mức tăng trưởng lần lượt là 43% và 115% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngân hàng số hướng đến người tiêu dùng đại chúng

Các ngân hàng số đang tạo sức hút với giới trẻ thành thạo kỹ thuật số, trong khi các ngân hàng  Kinh tế số Đông Nam Á: Việt Nam dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng nhanh nhấttruyền thống đang đẩy nhanh quá trình số hóa. Cả hai loại hình này đều đang cạnh tranh để giành được sự chú ý của người tiêu dùng đại chúng và những người chưa thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.

Các quỹ đầu tư công nghệ duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ

Nguồn vốn công nghệ vẫn được duy trì mạnh mẽ, với mức tăng trưởng 15% về các giá trị thương vụ từ nửa đầu năm 2021 đến nửa đầu năm 2022. Đông Nam Á tiếp tục là điểm nóng thu hút các khoản đầu tư công nghệ, bất chấp sự thận trọng của các nhà đầu tư trong tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại.

Yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp là động lực chính cho sự tăng trưởng bền vững

Nhận thức về các vấn đề Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp đang tăng lên ở Đông Nam  Kinh tế số Đông Nam Á: Việt Nam dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng nhanh nhấtÁ, và nền kinh tế số có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người tiêu dùng thu hẹp kho Kinh tế số Đông Nam Á: Việt Nam dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng nhanh nhấtảng cách “nói – làm” và xây dựng các thói quen bền vững hơn.

Làn sóng hướng tới một nền kinh tế kỹ thuật số bền vững

Nền kinh tế số của Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh gấp đôi so với GDP ở hầu hết các quốc gia trong khu vực và có thể đạt tới 1.000 tỷ USD vào năm 2030 nếu có thể khai thác tối đa tiềm năng. Để tiếp tục mở rộng quy mô một cách bền vững, nền kinh tế số Đông Nam  Kinh tế số Đông Nam Á: Việt Nam dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng nhanh nhấtÁ cần thúc đẩy sự phát triển của một loạt các yếu tố tăng trưởng mới, bao gồm nâng cao lợi nhuận, cung cấp các giải pháp kỹ thuật số toàn diện cho dân cư ở các khu vực ngoại ô và tiến bộ về các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp.

Nguồn: brandsvietnam.com