0945540303
Trang chủ » Tin tức » Thấu hiểu hành vi mua sắm của khách hàng: 5 kiểu shopper thường gặp

Thấu hiểu hành vi mua sắm của khách hàng: 5 kiểu shopper thường gặp

 Thấu hiểu hành vi mua sắm của khách hàng: 5 kiểu shopper thường gặp

5 kiểu shopper thường gặp

UpSellit đã xác định năm kiểu shopper khác nhau:

  • Chuyên gia săn khuyến mãi (The bargain hunter): Tập trung vào giá trị và thích có được những thỏa thuận tốt.
  • Chuyên gia phân tích khi mua sắm (The armchair analyst): Nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi mua, dành thời gian để xem video về sản phẩm và tạo danh sách “muốn mua”.
  • Chuyên gia bắt trend (The early adopter): Theo dõi các influencer và cập nhật xu hướng thịnh hành, muốn là người đầu tiên sở hữu những sản phẩm mới nhất.
  • Người mua không có chủ đích (The impulse shopper): Mua hàng theo cảm xúc, thích lướt mạng và mua những gì họ thấy hấp dẫn.
  • Người mua sắm theo kinh nghiệm (The experiential shopper): Coi trọng những trải nghiệm khiến họ cảm thấy đặc biệt khi mua sắm, đánh giá cao các chương trình khách hàng thân thiết và sự cá nhân hóa.

Cách thu hút các kiểu shopper

 Thấu hiểu hành vi mua sắm của khách hàng: 5 kiểu shopper thường gặp

Để thu hút và chuyển đổi các kiểu shopper khác nhau, các doanh nghiệp cần áp dụng các chiến lược sau:

Chuyên gia săn khuyến mãi

  • Đưa ra các chương trình giảm giá cho các đơn hàng lớn hơn.
  • Làm nổi bật phần giảm giá rõ ràng ở mọi giai đoạn trước khi thanh toán.
  • Gửi thông báo khi giá dao động.

Chuyên gia phân tích khi mua sắm

  • Cung cấp các bảng so sánh trên các trang sản phẩm, làm nổi bật sự khác biệt quan trọng.
  • Cho phép xem video về sản phẩm.
  • Tạo các danh sách “muốn mua” để theo dõi các sản phẩm trước khi mua.

Chuyên gia bắt trend

  • Truyền thông thông điệp sản phẩm trước khi sản phẩm được trình làng.
  • Cho phép đặt hàng trước và đăng ký nhận thông báo về sản phẩm mới.
  • Tập trung vào lý do tại sao sản phẩm mới nhất và tốt nhất cho nhu cầu của họ.

Người mua không có chủ đích

  • Đảm bảo trải nghiệm người dùng dễ dàng và nhanh chóng.
  • Cung cấp thông tin dễ đọc trong suốt kênh bán hàng.
  • Hiển thị các đề xuất sản phẩm bổ trợ mà họ có thể thêm vào đơn đặt hàng.

Người mua sắm theo kinh nghiệm

  • Cung cấp các trải nghiệm khiến họ cảm thấy đặc biệt, chẳng hạn như chương trình khách hàng thân thiết và quà tặng khi mua hàng.
  • Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm để xây dựng kết nối với khách hàng.
  • Thực hiện marketing sau mua hàng kết hợp các chiến thuật trải nghiệm khách hàng.

Lưu ý

  • Loại sản phẩm có thể ảnh hưởng đến khả năng mua của các kiểu shopper nhất định.
  • Bối cảnh bán lẻ đang liên tục phát triển và hành trình tiêu dùng trở nên phức tạp và độc đáo hơn đối với từng cá nhân.
Nguồn: brandsvietnam.com