Xu hướng hành vi người tiêu dùng năm 2024: Chiến lược cho thương hiệu
1. Tương tác với AI (Ask AI)
Sự bùng nổ của AI tạo sinh đã mở ra những cơ hội mới cho các thương hiệu tương tác với người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng tiếp tục thử nghiệm các công cụ AI, họ kỳ vọng các thương hiệu cũng làm như vậy. Thương hiệu có thể tận dụng AI để hỗ trợ đổi mới, cá nhân hóa trải nghiệm và nâng cao dịch vụ khách hàng.
2. Tìm trải nghiệm tích cực (Delightful Distractions)
Trong bối cảnh kinh tế và xã hội biến động, người tiêu dùng đang tìm kiếm những khoảnh khắc vui vẻ và tích cực. Các thương hiệu có thể kết nối sâu sắc hơn với người tiêu dùng thông qua tiếp thị cảm xúc, tạo ra các trải nghiệm thương hiệu tương tác và ứng dụng công nghệ để mang đến những sự kiện giải trí.
3. Nói không với Greenwashing (Greenwashed Out)
Ý thức bảo vệ môi trường ngày càng tăng khiến người tiêu dùng mong đợi các thương hiệu chứng minh cam kết của họ đối với tính bền vững. Thay vì đưa ra những lời hứa suông, các thương hiệu nên đầu tư vào các giải pháp tiết kiệm năng lượng, đảm bảo tính minh bạch và cung cấp bằng chứng cụ thể về tiến độ bền vững.
4. Hành vi khó lường (Progressively Polarised)
Những sự kiện chính trị – xã hội đang định hình quan điểm và hành vi của người tiêu dùng. Các thương hiệu cần cẩn thận đưa ra quan điểm phù hợp với hình ảnh thương hiệu. Họ nên nghiên cứu sâu rộng để xác định mức độ ảnh hưởng của các vấn đề này đến nhận thức thương hiệu và hành trình mua hàng.
5. Chuyên gia “săn” giá trị (Value Hackers)
Lo ngại về chi phí gia tăng khiến người tiêu dùng chuyển sang các lựa chọn rẻ hơn. Thương hiệu có thể đưa ra các giải pháp tiết kiệm chi phí, chẳng hạn như chiết khấu khi mua sỉ, gói đăng ký tiết kiệm và chương trình giới thiệu bạn bè. Họ cũng nên xem xét các yếu tố khác như chương trình khách hàng thân thiết và dịch vụ đi kèm miễn phí.
6. Chủ nghĩa thực dụng về sức khỏe (Wellness Pragmatists)
Người tiêu dùng vẫn quan tâm đến sức khỏe nhưng đang tìm kiếm các giải pháp thiết thực và có lợi ích rõ ràng trong thời gian ngắn. Thương hiệu cần cung cấp bằng chứng về hiệu quả, đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng dữ liệu để theo dõi tiến trình sức khỏe của người tiêu dùng.