Sự đa dạng của kênh quán nhậu On-trade tại Thái Lan, Singapore và Malaysia
Kênh quán nhậu On-trade tại Thái Lan
Tại Thái Lan, có ba loại hình kênh quán nhậu On-trade chính:
Hàng quán bình dân
– Tập trung phục vụ thức ăn hơn là đồ uống có cồn
– Danh mục bia hạn chế, chủ yếu là bia địa phương
– Kích thước bia lớn (500-600ml) để chia sẻ
– Hành vi tiêu dùng: Uống để giải khát, ít cạnh tranh giữa bia và đồ uống không cồn
– Hoạt động kích cầu: Hạn chế do luật cấm quảng cáo trực tiếp
Quán bia chill
– Đồ uống chính là bia
– Danh mục bia đa dạng, bao gồm bia địa phương, bia nhập và bia thủ công
– Kích thước bia vừa phải (330ml)
– Hành vi tiêu dùng: Thưởng thức bia, trung bình 3-4 ly
– Hoạt động tiếp thị: Trưng bày và truyền thông POSM, nâng cao trải nghiệm uống bia
– Giá thành bia cao hơn so với Việt Nam do thuế và quy định sản xuất nghiêm ngặt
Khu tổ hợp giải trí
– Lai giữa food court và quán bar/pub
– Phục vụ nhiều loại đồ ăn, thức uống và âm nhạc sôi động
– Hành vi tiêu dùng: Đáp ứng nhu cầu giải trí và xã hội của giới trẻ
– Hoạt động tiếp thị: Sáng tạo vật phẩm giữ lạnh bia, bán sản phẩm lưu niệm
– Tiềm năng phát triển tại Việt Nam nhờ sự gia tăng của thế hệ Gen Z
Kênh quán nhậu On-trade tại Singapore và Malaysia
Tại Singapore và Malaysia, các mô hình quán nhậu On-trade phổ biến hơn so với hàng quán vỉa hè:
Hawker Center
– Tập hợp các gian hàng rong
– Phục vụ chủ yếu người dân địa phương và người có thu nhập thấp
– Danh mục bia hạn chế, giá cả phải chăng
– Hành vi tiêu dùng: Bia là thức uống giải khát
– Ưu điểm: Quản lý dễ dàng, thuận tiện cho người tiêu dùng
Khu tổ hợp cao cấp
– Phục vụ dân văn phòng và expat có thu nhập cao
– Danh mục bia đa dạng hơn, bao gồm bia nhập khẩu và bia thủ công
– Kích thước bia lớn (500-600ml)
– Hành vi tiêu dùng: Không chia sẻ đồ uống, có thể uống bia theo dạng tháp
– Giá thành bia cao hơn
Quán bia chill
– Không gian cao cấp và sang trọng
– Danh mục bia phong phú, phản ánh sự đa dạng văn hóa
– Hành vi tiêu dùng: Thưởng thức bia theo nhóm nhỏ, chú trọng trải nghiệm riêng tư
– Hoạt động tiếp thị: Xây dựng “product ritual” để tạo sự khác biệt