0945540303
Trang chủ » Tin tức » Thực trạng và triển vọng của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

Thực trạng và triển vọng của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

 Thực trạng và triển vọng của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

Sự tăng trưởng của thương mại điện tử trong đại dịch

Mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, ngành thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng trung bình của TMĐT giai đoạn 2016-2019 khoảng 30%. Quy mô TMĐT bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỉ USD năm 2019.

Vị thế của Shopee và Lazada

 Thực trạng và triển vọng của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

Shopee và Lazada vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành thương mại điện tử Việt Nam. Theo bảng xếp hạng của Reputa, Shopee VN vẫn giữ vững vị trí đầu tiên trong top 10 website có lượng truy cập nhiều nhất, tiếp đến là Thế giới Di động và Điện máy xanh. Cách biệt về lượt truy cập của Shopee so với các doanh nghiệp còn lại vẫn còn khá lớn với 87.990.000 lượt truy cập.

Vai trò của KOL trong thương mại điện tử

 Thực trạng và triển vọng của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

Trong báo cáo mới đây, Facebook ghi nhận hơn một nửa (51%) người tiêu dùng tham gia khảo sát trên thế giới chọn mua sản phẩm từng được người nổi tiếng, các blogger, vlogger, những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL) giới thiệu hoặc chia sẻ trải nghiệm. Tại Việt Nam, hình thức này bắt đầu với sự tiên phong của Lazada. Đến nay, nhiều sàn TMĐT lớn đều ưa chuộng hình thức quảng bá mới này, mang lại lợi ích song phương cho cả doanh nghiệp lẫn thương hiệu đối tác và các nhà bán hàng.

Hoạt động “đi chợ hộ” trong đại dịch

 Thực trạng và triển vọng của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

Trong đại dịch COVID-19, phần lớn người dân cũng chuyển dần sang mua sắm trên các nền tảng trực tuyến nhằm đảm bảo giãn cách xã hội. Chính điều này sẽ giúp hoạt động TMĐT nông sản trở nên sôi động, thúc đẩy các doanh nghiệp, từ những thương hiệu cao cấp cho đến các doanh nghiệp nhỏ, nhanh chóng thực hiện chiến lược kỹ thuật số để tiếp cận người tiêu dùng, hỗ trợ tối đa người dân trong việc tiếp cận các thực phẩm thiết yếu, kết nối giải cứu nông sản Việt và đẩy mạnh các hoạt động vì cộng đồng trong thời điểm khó khăn.

Các nền tảng “đi chợ hộ”

Nhóm nền tảng “đi chợ hộ” đầu tiên có thể lựa chọn là các sàn TMĐT như Voso, Tiki, Shopee, Lazada. Xuất phát điểm là chợ bán lẻ các sản phẩm gia dụng, điện tử, hàng thiết yếu, sách… gần đây, tất cả các sàn đều cung cấp thêm nhiều loại trái cây, thực phẩm tươi sống như rau, củ, thịt, cá, trứng…

Nguồn: brandsvietnam.com