Tình hình ngành hàng FMCG Việt Nam quý 3/2022: Tăng trưởng hạ nhiệt ở thành thị, bùng nổ ở nông thôn
Tăng trưởng FMCG chững lại tại thành thị
Sau giai đoạn bùng nổ trong đại dịch, tốc độ tăng trưởng FMCG tại 4 thành phố chính của Việt Nam đã chậm lại trong quý 3/2022. Nguyên nhân chính là do sự hạ nhiệt của hai ngành hàng được tích trữ nhiều nhất trong mùa dịch là sữa và các sản phẩm từ sữa, cũng như thực phẩm đóng gói.
Nông thôn bùng nổ tăng trưởng
Ngược lại với thành thị, khu vực nông thôn ghi nhận mức tăng trưởng FMCG cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Thức uống là ngành hàng dẫn đầu tăng trưởng, trong khi thực phẩm đóng gói duy trì giá trị nhờ tăng giá trung bình. Tổng giá trị của ngành hàng tiêu dùng nhanh tại nông thôn tăng đến 2 chữ số trong quý 3.
Ngành hàng thức uống tăng trưởng ấn tượng
Kể từ khi các biện pháp phòng chống dịch được nới lỏng, ngành hàng thức uống đã tăng trưởng trở lại sau hai năm giảm sâu. Mức tăng trưởng này thậm chí còn cao hơn so với thời điểm quý 3 năm 2019. Nước ngọt và bia là những ngành hàng dẫn đầu tăng trưởng.
Kênh bán lẻ phục hồi
Tính đến quý 3/2022, kênh siêu thị đại siêu thị quay trở lại tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái. Các kênh truyền thống như chợ và cửa hàng chuyên doanh cũng ghi nhận sự phục hồi sau thời gian bị hạn chế trong giai đoạn giãn cách. Kênh mua sắm trực tuyến vẫn duy trì mức tăng trưởng 2 chữ số, mặc dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt.
Hành vi uống của người Việt Nam
Theo nghiên cứu của Kantar, người Việt Nam tiêu thụ trung bình 7 loại thức uống khác nhau trong một tuần ở thành thị và 5 loại ở nông thôn. Trà, thức uống dinh dưỡng và cà phê là ba nhóm ngành hàng chiếm thị phần lớn nhất ở cả hai khu vực.