Xu hướng phát triển ngành hàng FMCG Việt Nam quý 3/2022
Tăng trưởng FMCG
- Mức tăng trưởng FMCG tại 4 thành phố lớn chậm lại so với quý trước, do sự hạ nhiệt của các ngành hàng được tích trữ nhiều trong đại dịch như sữa và thực phẩm đóng gói.
- Ngược lại, nông thôn ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ vào sự phục hồi của ngành hàng thức uống và tăng giá trung bình của thực phẩm đóng gói.
Tăng trưởng theo ngành hàng
Thành thị 4 thành phố:
- Các ngành hàng không được ưu tiên lựa chọn trong đại dịch như đồ ăn nhẹ và đồ uống đóng hộp đã hồi phục trong quý 3.
- Ngành hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm đóng gói chững lại sau mức tăng cao trong thời gian giãn cách.
Nông thôn:
- Thức uống dẫn dắt tăng trưởng, với sự phục hồi mạnh mẽ của nước ngọt và bia.
- Thực phẩm đóng gói giữ nguyên giá trị nhờ tăng giá trung bình.
Ngành hàng tiêu biểu: Thức uống
- Ngành hàng thức uống tăng trưởng trở lại sau hai năm giảm sâu do đại dịch, đạt mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2019.
- Nước ngọt và bia là những ngành hàng dẫn đầu tăng trưởng.
Toàn cảnh thị trường bán lẻ
- Kênh siêu thị đại siêu thị và các kênh truyền thống như chợ và cửa hàng chuyên doanh phục hồi tăng trưởng.
- Kênh mua sắm trực tuyến hạ nhiệt nhưng vẫn duy trì mức tăng trưởng 2 chữ số.
Tiêu điểm: Hành vi uống của người tiêu dùng Việt
- Người thành thị trung bình lựa chọn 7 loại thức uống khác nhau trong một tuần, trong khi người nông thôn lựa chọn 5 loại.
- Trà, thức uống dinh dưỡng và cà phê chiếm thị phần lớn nhất ở cả thành thị và nông thôn.
Nguồn: brandsvietnam.com